Giải pháp giúp ngành Nhựa có thể giảm 20% điện năng tiêu thụ

Wednesday, 05/06/2019 00:00

Ngành nhựa có thể giảm 20% điện năng tiêu thụ

Thông thường mỗi năm một doanh nghiệp nhựa phải trả vài trăm triệu đồng tiền điện, nếu tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, doanh nghiệp được lợi một số tiền không nhỏ.

Với tốc độ tăng trưởng mỗi năm trên dưới 20%, chiếm 80% sản lượng cả nước, mỗi năm ngành nhựa TPHCM sử dụng một lượng điện rất lớn. Trong khi đó, qua khảo sát chi tiết ở nhiều doanh nghiệp (DN) nhựa, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC) đã đưa ra nhận định: Ngành nhựa TP có thể tiết kiệm khoảng 15%, thậm chí một số công đoạn có thể tiết kiệm đến 30% điện năng tiêu thụ.

Sử dụng biến tần giúp tiết kiệm điện trong máy ép nhựa

Lắp bảo ôn

Phần xy lanh trước đây không được bọc bảo ôn, nên nơi này có nhiệt độ bề mặt khoảng 2000C. Điều này dẫn tới thất thoát nhiệt rất lớn gây hao phí năng lượng điện (ngoài ra còn làm cho nhiệt độ môi trường tăng lên, gây nóng bức cho công nhân, dẫn đến mất an toàn lao động, giảm năng suất lao động). Đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều DN nhựa, đặc biệt là những DN có quy mô nhỏ, sử dụng thiết bị cũ. Ở Công ty Nhựa CT, việc gắn bảo ôn đã giúp công ty giảm 8,4% năng lượng tiêu thụ ở khu vực này. Nếu so với chi phí gần 300 triệu đồng tiền điện mỗi năm thì tỉ lệ tiết giảm này là không nhỏ, trong khi chi phí là không đáng kể.

Các điện trở đốt nóng ở nhiều DN nhựa đều có che phía trên bằng các tấm nhôm, nhưng điều đó chỉ có tác dụng giảm nóng bức cho công nhân vận hành chứ không có tác dụng tránh thất thoát nhiệt. Muốn tránh thất thoát nhiệt phải bảo ôn các điện trở đốt nóng bằng cách bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh dày khoảng 50 mm và bên ngoài che lại bằng các tấm nhôm để bảo vệ lớp cách nhiệt. Thông thường ở các DN nhựa, khu vực này thường hoạt động khoảng 8.400 giờ mỗi năm. Nếu lấy giá điện là 1.000 đồng/KWh thì mỗi điện trở tiết kiệm được hơn 8 triệu đồng mỗi năm. Nếu DN có nhiều điện trở thì tiền tiết kiệm khá lớn.

Lắp biến tần

Còn khá nhiều DN nhựa, chu trình sản xuất có những giai đoạn sử dụng tải không đồng đều nhưng lại không lắp biến tần (Inverter), rơle trung gian. Lắp thêm các thiết bị này nhằm mục đích thay đổi tốc độ vòng quay của động cơ tại từng giai đoạn, sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, điện năng tiêu thụ giảm đi. Qua thực tế, đối với chu trình sản xuất 17 giây, tỉ lệ tiết kiệm điện là 7,5% so với trước. Nhưng đối với chu trình sản xuất trên 1 phút thì tỉ lệ tiết kiệm được lên đến 20% - 25%. Cụ thể, ECC đã đo đạc thực tế ở một DN nhựa, một máy ép nhựa thông thường có thể giảm được hơn 7 triệu đồng tiền điện mỗi năm, thậm chí có máy giảm đến hơn 10 triệu đồng. Trung bình mỗi DN nhựa có đến 5-7 máy. Theo tính toán của ECC, nếu lắp biến tần, rơle, chỉ sau khoảng 2 năm DN thu hồi được chi phí đầu tư và sau đó là tiết kiệm “ròng”.

-------------

Vui lòng liên lạc với chúng tôi để biết thêm chi tiết và nhận được những tư vấn, giải pháp kỹ thuật cho bài toán của bạn.

Hotline: 0974 400 989

Top